Để phát triển các ứng dụng mobile chạy trên hệ điều hành Android thì bạn cần một máy tính trên đó có cài đặt một phần mềm hỗ trợ lập trình như là Android Studio.
Vậy Android Studio là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm này, cách cài đặt và sử dụng cho người mới bắt đầu giúp bạn thực hiện hóa trong công việc Học lập trình Android một cách dễ dàng.
Android Studio là gì?
1/ Android studio là gì?
Android Studio là môi trường phát triển tích hợp (IDE) chính thức cho việc phát triển ứng dụng Android. Nơi mà các nhà phát triển viết code và lắp ráp các ứng dụng của họ từ các gói (package) và các thư viện khác nhau.
Đọc thêm:
> IDE tốt nhất cho PHP
> IDE tốt nhất cho Java
Android Studio cũng giúp bạn tích hợp dễ dàng các thư viện (libraries), công cụ hỗ trợ lập trình (extension, plugin), và rất nhiều thứ khác để giúp bạn xây dựng, kiểm thử. Cũng như gỡ lỗi các ứng dụng Android.
Android Studio hỗ trợ một loạt các giả lập để xem trước ứng dụng, vì vậy ngay cả khi bạn không có thiết bị thử nghiệm, bạn vẫn có thể chắc chắn rằng mọi thứ đều hoạt động trơn tru.
Bên cạnh đó, loạt công cự như lời khuyên tối ưu hóa, đồ thị doanh số bán hàng, và số liệu lấy từ phân tích sẽ giúp các nhà phát triển quản lý ứng dụng đang bán của mình và tìm ra hướng đi cụ thể với từng thiết bị Android.
Android Studio hỗ trợ các hệ điều hành Windows, Mac OS X và Linux, và là IDE chính thức của Google để phát triển ứng dụng Android gốc để thay thế cho Android Development Tools (ADT) dựa trên Eclipse.
2/ Các tính năng nổi bật của Android studio
Android studio có rất nhiều lợi ích cũng như những tính năng mà người dùng có thể khai thác được và đặc biệt việc cài đặt android studio còn có thể giúp lập trình viên mô phỏng để có thể tiến hành sửa lỗi và nâng cấp sản phẩm của mình khi cần thiết.
Trên trình soạn thảo mã và công cụ phát triển mạnh mẽ của IntelliJ, Android Studio cung cấp nhiều tính năng nâng cao hiệu suất của bạn khi xây dựng ứng dụng Android, chẳng hạn như:
- Một hệ thống xây dựng Gradle linh hoạt
- Trình mô phỏng nhanh và tính năng phong phú
- Một môi trường hợp nhất nơi bạn có thể phát triển cho tất cả các thiết bị Android
- Instant Run để đẩy các thay đổi vào ứng dụng đang chạy của bạn mà không cần xây dựng một APK mới
- Mẫu mã và tích hợp GitHub để giúp bạn xây dựng các tính năng ứng dụng phổ biến và nhập mã mẫu
- Các công cụ và khuôn khổ thử nghiệm mở rộng
- Lint công cụ để bắt hiệu suất, khả năng sử dụng, tương thích phiên bản, và các vấn đề khác
- Hỗ trợ C ++ và NDK
- Tích hợp hỗ trợ Google Cloud Platform , giúp dễ dàng tích hợp Google Cloud Messaging và App Engine
- Hỗ trợ tích hợp sâu Firebase vào trong các ứng dụng chỉ sau một click chuột.
3/ Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Android studio
3.1. Hướng dẫn cách cài đặt Android Studio trên máy tính
Việc cài đặt Android Studio trên Windows khá đơn giản.
Sau khi tải Android Studio (tại đây) bạn nhấp đúp vào file cài đặt để tiến hành cài đặt. Quá trình cài đặt không có gì đặc biệt và bạn có thể tự mình hoàn tất công đoạn này (Bấm Yes / Next là được)
Sau khi cài đặt xong máy tính sẽ khởi động chương trình Android Studio để bạn có thể bắt đầu phát triển ứng dụng đầu tiên.
Bước 1: Chuẩn bị laptop. Như đã nói ở phần trước, để trong quá trình lập trình không xảy ra những khó chịu thì bạn nên chuẩn bị một chiếc laptop RAM có dung lượng lớn và không quá cũ.
Bước 2: Tải Java về máy. Như bạn đã biết, để cài đặt android studio cần phải cài đặt java trước tiên.
Bước 3: Sau khi tải Java xong thì bạn hãy nhấn vào Install để cài Java vào máy tính. Bạn sẽ phải đợi khoảng 5 phút.
Bước 4: Khi máy tính hoàn tất tải Java về máy thì bạn bạn không cần thao tác gì thêm với Java nữa mà chỉ cần để nó một chỗ là được.
Bước 5: Nhấn nút Next ở phần cửa sổ chào mừng của phần mềm android studio.
Bước 6: Tiếp tục nhấn nút Next để tiếp tục, sau đó vẫn ấn Next ở cửa sổ tiếp theo.
Bước 7: Bạn sẽ lựa chọn tên hiển thị trên Start menu rồi nhấn Install để cài đặt.
Bước 8: Nhấn Install để cài đặt. Sau đó bạn bấm tiếp Finish. Tuy nhiên đây chưa phải bước cuối cùng đâu nhé!
Bước 9: Sẽ xuất hiện một bảng và bạn chỉ cần đợi ô update biến mất rồi sau đó nhấn tiếp phím Next.
Bước 10: Chọn giao diện trắng hoặc đen cho android studio.
Bước 11: Bạn sẽ phải đợi khá lâu để hệ thống tải dữ liệu.
3.2. Cách sử dụng phần mềm Android Studio cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tạo project android studio là bước tiếp theo sau khi chúng ta đã cài đặt Android Studio.
Đây là thao tác bắt buộc trước khi chúng ta bắt tay vào phát triển ứng dụng Android.
Bước 1: Khởi động Android Studio -> File -> chọn New -> chọn New Project -> Nhập tên ứng dụng (Application name), chỉ định thư mục chứa source code (Project location) -> chọn Next.
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Android Studio (Bước 1)
Bước 2: Chọn Phone and Tablet -> chọn phiên bản SDK tối thiểu (tương ứng với phiên bản hệ điều hành Android mà bạn định phát triển) -> chọn Next
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Android Studio (Bước 2)
Bước 3: Chọn Activity, trong hình mình chọn Empty Activity (Việc lựa chọn Activity nào còn tùy thuộc vào mục đích của người phát triển ứng dụng) -> Next
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Android Studio (Bước 3)
Bước 4: Nhập tên cho Activity tại Activity Name -> Finish
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Android Studio (Bước 4)
Sau khi tạo thành công project, chúng ta sẽ nhìn thấy như hình bên dưới:
Giao diện làm việc của dự án trên Android Studio
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Android Studio là gì Android Studio sử dụng như thế nào rồi phải không nào.
Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn biết cách cài đặt Android Studio và sử dụng nó một cách dễ dàng trong việc học lập trình Android.
Chúc bạn thành công!
Tham khảo: https://developer.android.com/guide
Đọc thêm: 30 tuổi thì học nghề gì?
---
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/
#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #java #php #python