Từ xa xưa việc sử dụng bằng cấp để xin việc trở nên khá phổ biến đối với sinh viên Việt Nam cho đến tận ngày nay. Bởi bằng cấp sẽ giúp các nhà tuyển dụng biết bạn là ai, quá trình bạn học tập đã đạt được thành tích gì.
Tuy nhiên, năng lực của bạn được thể hiện qua cách làm việc của bạn. Vậy nhà tuyển dụng sẽ cần bằng cấp hay năng lực của bạn? Và bằng cấp có thực sự quan trọng không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp vấn đề này nhé:
Bằng cấp có quan trọng không?
Câu chuyện về bằng cấp luôn là chủ đề nóng hổi được không chỉ các bạn trẻ mà các bậc phụ huynh đem ra bàn luận. Khi còn nhỏ, các bạn trẻ luôn được bố mẹ định hướng hay đặt thẳng mục tiêu phấn đấu rằng phải có tấm bằng đại học để sau này kiếm được một công việc ổn định với thu nhập cao.
Bằng cấp không quan trọng nhưng bằng cấp nói lên được khả năng và nhận thức của cá nhân mỗi người. Trừ những trường hợp vì điều kiện cuộc sống hay điều kiện này, điều kiện khác mà người đó không được học. Không có bằng cấp nhưng họ có trí thông minh, nhanh nhạy và có trí ham học hỏi và hiểu biết nhiều thì những người đó sẽ là những người giỏi.
Còn tất cả những trường hợp khác thì những người có bằng đại học sẽ có kiến thức và trình độ tốt hơn là những người không có bằng đại học (ở đây không nói đến đại học chuyên tu, tại chức, thạc sỹ, tiến sỹ). Có thể người tuyển dụng không sử dụng chuyên môn của bằng đại học, không cần người có trình độ đại học để làm việc nhưng mà vẫn muốn người tốt nghiệp đại học vì 2 lý do:
Thứ nhất, thời nay hàng năm các trường đại học tuyển sinh rất nhiều, một người có thể có nhiều cơ hội để vào học đại học, không học trường này thì học trường khác nhưng mà số học sinh tốt nghiệp cấp 3 không đậu vào đại học để đi học, chứng tỏ trình độ kém, nhận thức không tốt, tuyển dụng vào khó tiếp cận công việc và thiếu độ nhạy để làm việc, lao động này tuyển dụng vào chỉ bảo đâu làm đó mà thôi.
Hai là, những người thi đại học điểm cao, đậu vào các trường tốt nên chứng tỏ họ có đầu óc thông minh hơn, độ nhạy tốt hơn nên khi nhận vào họ tiếp cận công việc sẽ nhanh hơn, họ có nhiều ý tưởng tốt, ý kiến hay qua thực tế làm việc. Kỳ thi đại học nghiêm túc giúp cho xã hội phần nào chọn được người tài, giúp cho các nhà tuyển dụng thuận tiện trong vấn đề tuyển dụng
Bạn có thể không có bằng đại học nhưng có thể có năm hoặc sáu năm kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, kinh nghiệm này có liên quan đến vị trí đang tuyển dụng không hay bạn đã làm qua công việc khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau? Tất cả đều đi đến việc kinh nghiệm của bạn có liên quan thế nào đến công việc mà bạn đang mong ước.
Theo các chuyên gia tuyển dụng, bằng đẹp hay kinh nghiệm đều không phải là yếu tố quan trọng nhất khi đi xin việc. Bởi dù ứng viên có kinh nghiệm thì trước khi vào công việc vẫn cứ phải đào tạo nghiệp vụ, quan trọng nhất là sự tự tin, khả năng tiếp thu, nắm bắt công việc của ứng viên và khả năng giao tiếp.
Nếu bạn có khả năng làm được việc, các nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển dụng các bạn với mức lương xứng đáng dù không hề có bằng cấp hay kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy bằng cấp không phải là tất cả, đã có rất nhiều doanh nhân thành đạt xây dựng lên sự nghiệp bằng việc từ bỏ bằng cấp, đã có rất nhiều nhân viên giỏi được trọng dụng trong khi học không hề được học qua trường lớp nào.
Không có bằng cấp thì có xin việc lương cao được không?
Cơ hội việc làm ngoài kia dành cho bạn rất nhiều, không chỉ có những công việc lao động chân tay, mà còn có những việc làm lao động trí óc lương cao.
Không phải học để lấy bằng cấp là bạn có thể xin được việc lương cao, việc làm lương cao phụ thuộc vào khả năng làm việc thực sự chứ không phải nằm trên bằng cấp. (Có thì cũng chỉ một bộ phận trong các công ty nhà nước / đơn vị hành chính sự nghiệp mà thôi)
Nếu ai đó nói không bằng cấp không xin được việc làm lương cao. Top 4 nghề nghiệp tiêu biểu dưới đây sẽ trả lời cho bạn một cách rõ ràng nhất không bằng cấp thì có xin việc lương cao được không?
Công việc này cho phép ứng viên thể hiện khả năng của mình qua dự án công nghệ thông tin đã làm (Sinh viên cũng hoàn toàn có thể làm các dự án) để ứng tuyển.
Đặc thù ngành nghề này là làm được việc hay không làm được việc là biết ngay qua bài test hoặc phỏng vấn.
Thêm nữa, đặc điểm ngành lập trình / công nghệ thông tin bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền giáo dục / cách làm việc của nước ngoài nên vấn đề bằng cấp thực sự không còn quá quan trọng.
Điển hình, theo Khảo sát của Stack Overflow năm 2020 thì khoảng 25% lập trình viên trên thế giới là không có bằng cấp gì (hoặc là đã học nhưng bỏ dở đại học, cao đẳng)
Trình độ của các lập trình viên tham gia khảo sát trên Stack Overflow
Và tại Việt Nam, theo khảo sát của Vietnamworks về thực trạng ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì tỷ lệ này là 4%. Vẫn khá thấp so với thế giới, tuy nhiên đây là minh chứng cho bạn thấy không có bằng cấp vẫn làm công nghệ thông tin thoải mái.
Khảo sát về bằng cấp của người làm việc trong ngành công nghệ thông tin / lập trình của Vietnamworks
> Tham khảo: Khóa học Lập trình (12 tháng - Do chính các doanh nghiệp phần mềm tài trợ đồng hành)
Công việc này cho phép ứng viên làm việc trái ngành trái nghề, không yêu cầu kinh nghiệm kiến thức, có nhiều nơi còn ưu tiên sinh viên chưa ra trường. Họ đánh giá trực tiếp năng lực của bạn qua kết quả làm việc. Và thành quả đạt được chính là thu nhập của bạn.
Nhân viên designer (nhân viên thiết kế đồ họa) có phải là việc làm dành cho những người không có bằng cấp. Thực tế hiện nay các job tuyển dụng việc làm design họ không yêu cầu bạn cần có bằng cấp tốt nghiệp trường này, khoa này. Nhà tuyển dụng sẽ đi trực tiếp vào vấn đề bạn có kinh nghiệm như thế nào, kỹ năng và năng lực ra sao?
Vì vậy bạn không có bằng cấp nhưng được đào tạo qua, và là một designer chuyên nghiệp thì việc tìm được việc làm hay không, không còn là vấn đề quá khó khăn.
Nhân viên kỹ thuật có thể học qua các lớp đào tạo nghề để lấy chứng chỉ, ngoài ra có thể làm việc và có kinh nghiệm thực tế trong việc sửa chữa, không có bằng cấp vẫn được nhận. Đặc biệt đối với công việc này tuy hơi vất vả nhưng thu nhập chắc chắn là không hề thấp.
Khi ra trường, hầu hết các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đều rất bỡ ngỡ với môi trường công việc thực tế cũng như với việc tìm được cho mình một công việc tốt để có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình.
Sinh viên ra trường cần chuẩn bị gì khi đi xin việc?
Để tìm được một việc làm ưng ý và có thu nhập ổn định sau khi ra trường, bạn phải có kế hoạch chuẩn bị cho mình những “hành trang” cần thiết trước khi tốt nghiệp đại học, đó là:
Kiến thức là những gì bạn đang được học trên ghế nhà trường, nhưng khi đi xin việc, nhà tuyển dụng thường xét đến kinh nghiệm, vậy bạn nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo chuyên đề, làm thêm các công việc liên quan đến chuyên ngành bạn học. Nếu bạn học ngoại ngữ, bạn có thể đi dạy thêm tại các trung tâm, làm cộng tác viên cho các công ty dịch thuật. Bạn học thương mại, bạn có thể làm thêm các việc bán hàng part time, tiếp thị…
Tìm việc làm thêm trong thời công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay là không khó, chỉ cần bạn năng động tìm cho mình một công việc vừa phải để tĩnh lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và cách tìm được một công việc cho mình.
Sức khỏe là một yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi ở bạn, bạn sẽ phải chịu áp lực công việc, áp lực với chính bản thân mình để vươn lên, điều đó đòi hỏi bạn phải có sức khỏe.
Hãy tham gia các khóa học kỹ năng mềm và các hoạt động ngoại khóa để hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và vốn hiểu biết về kiến thức xã hội của bạn. Kiến thức xã hội cũng bổ trợ cho kiến thức chuyên môn và công việc thực tế của bạn.
Kĩ năng giao tiếp; làm việc nhóm; lãnh đạo; quản lí thời gian; thiết lập kế hoạch; sáng tạo và đổi mới; nói chuyện trước đám đông; thấu hiểu; giải quyết xung đột; … là những kĩ năng cần thiết sinh viên cần biết!
Nhìn chung các kĩ năng này có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người.
Nói chung, bằng cấp là bước đệm giúp bạn xin việc dễ dàng hơn. Nhưng năng lực vẫn là yếu tố quan trọng, giúp bạn duy trì công việc được lâu dài. Mỗi bạn sinh viên nên tự trang bị cho mình những thứ trên không chỉ thông qua môi trường học đường mà còn khám tìm tòi ngoài đời sống, tự học ở nhà để có được những kết quả tốt nhất trên những chặng đường tiếp theo.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được phần nào về thắc mắc bằng cấp có quan trọng không? Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn được con đường đúng đắn trong việc học tập của mình. Chúc bạn thành công!
> Đọc thêm: 10 Sự thật về Ngành công nghệ thông tin có thể bạn chưa biết đến!